Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1978 (ở tuổi 24) tại Đại học (ĐH) Kharkov (Ukraine), sau một thời gian công tác ở Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (Viện Toán), TS. Vũ Quốc Phóng tiếp tục làm nghiên cứu sinh và đã thành công với luận án tiến sĩ khoa học toán lý - học vị cao nhất của Liên Xô vào năm 1987. Năm 1992, ông “đầu quân” về ĐH Ohio (Hoa Kỳ), được phong phó giáo sư (1993) và là giáo sư chính thức từ năm 1999. Ông cũng được nhiều trường đại học của Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc...mời làm giáo sư thỉnh giảng. Trong chuyến về nước vừa qua, ông đã dành cho DNSG một cuộc trao đổi về đề tài giáo dục đại học.
Ông nhận xét gì về các vấn đề của giáo dục đại học Việt Nam?
Nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học, đang thực sự là mối quan tâm lo lắng của công chúng. “Căn bệnh” của nền giáo dục hiện nay, với các biểu hiện và nguyên nhân, đã được nhiều người chỉ ra.
Các nhà khoa học đều biết rằng những vấn đề được đặt ra quá sớm, khi các điều kiện khách quan chưa chín muồi để giải quyết, thì sẽ không thực hiện được. Theo đuổi các vấn đề này sẽ làm lãng phí thời gian và công sức mà đáng ra có thể sử dụng để giải quyết các bài toán khác được đặt ra đúng thời điểm, tuy có thể nhỏ hơn.
Giáo dục đại học Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng tương tự, khi người ta thích đặt các bài toán thật cao siêu, thích nói đến các mục tiêu cụ thể nhưng rất xa vời. Người ta cũng quên rằng, đặt mục tiêu không quan trọng bằng việc xác định đúng phương hướng.
Chúng ta nên xác định hướng đi của đại học Việt Nam, của nền khoa học Việt Nam, tạo mọi điều kiện để các nhà khoa học làm việc, để các trường đại học phát triển, chứ không nên đặt các mục tiêu cụ thể, kiểu như sau 20 năm nữa sẽ có trường đứng trong danh sách 200 trường tốt nhất thế giới, hay có người Việt Nam đoạt giải thưởng Nobel về khoa học...
Hệ quả của việc đề ra mục tiêu nhưng không xác định phương hướng có thể là gì, thưa ông?
Đó là mầm mống của tính cách lề mề, nói mà không làm, vì luôn luôn nghĩ rằng kết quả làm việc của ngày hôm nay cũng không thay đổi được gì đáng kể cho việc đạt được mục tiêu, thôi thì để ngày mai làm luôn một thể.
Vả lại, mục tiêu xa vời không thể đạt được qua một nhiệm kỳ, hay một thế hệ, cho nên ta dễ dàng “nhường” việc lại cho người kế tiếp, thế hệ kế tiếp. Có lẽ đó là nguyên nhân mà đã rất nhiều năm trôi đi, giáo dục đại học ở Việt Nam chỉ chủ yếu là hứa hẹn và hô hào chứ chưa thực sự có những hành động quyết liệt để thay đổi thực trạng.
Trong số rất nhiều việc mà đầu óc chúng ta có thể hình dung, tưởng tượng là nếu làm được thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, có những việc rất quan trọng và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Tuy không phải là dễ, nhưng chúng nằm trong phạm vi chúng ta có thể giải quyết được. Điều đầu tiên cần làm ngay là xác định những loại bài toán như vậy và giải quyết chúng.
Theo ông, đó là những bài toán nào?
Tôi cho rằng chúng ta có 10 vấn đề cần và giải quyết được. Đó là:
- 1. Phát triển song song đại học tư thục vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, bên cạnh hệ thống các trường đại học công lập;
- 2. Xác định phương pháp tuyển sinh hiệu quả;
- 3. Xây dựng cơ chế học phí đảm bảo quyền lợi hợp lý của cả người dạy và người học, đặc biệt đảm bảo không học sinh nào đạt yêu cầu về học lực mà không được học vì lý do tài chính;
- 4. Yêu cầu các trường đại học công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình về mọi hoạt động của trường;
- 5. Xây dựng quy định hợp lý về độ tuổi nghỉ hưu, nhiệm kỳ lãnh đạo, đảm bảo không bỏ phí tài năng trong giáo dục đại học, bao gồm cả tài năng chuyên môn và tài năng quản lý;
- 6. Áp dụng các mô hình và phương pháp quản trị đại học tiên tiến, trong đó đặc biệt chú trọng cơ chế cùng nhau quản trị trong trường đại học;
- 7. Nâng lương nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy;
- 8. Xây dựng các đại học nghiên cứu có chất lượng, vươn tới đẳng cấp quốc tế (có thể chuyển Viện Khoa học Công nghệ thành một trường đại học nghiên cứu);
- 9. Xây dựng quy chế hội đồng trường;
-10. Phát triển hơn nữa và hỗ trợ các kênh đào tạo tiến sĩ chính thức và không chính thức, chú trọng cả về số lượng, chất lượng và sự cân bằng giữa các ngành khác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ, kỹ thuật.
Ông có thể nói rõ hơn về cơ chế cùng nhau quản trị trong trường và quy chế hội đồng trường?
Nhiều năm giảng dạy ở Mỹ, tôi thấy các trường đại học ở đây được quản lý theo một mô hình kết hợp của mô hình công ty và cơ chế “cùng nhau quản trị”.
Mô hình công ty thể hiện ở chỗ các trường đại học đều có hội đồng trường (hội đồng quản trị) và ban lãnh đạo (chủ tịch trường), với việc giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Cơ chế “cùng nhau quản trị” thể hiện ở chỗ các giảng viên và cán bộ nhà trường tham gia khá tích cực vào công việc quản trị trường.
Lãnh đạo trường thường xuyên chuyền tải thông tin đến các giảng viên, gặp gỡ trao đổi ý kiến. Các chủ tịch, hiệu trưởng trường thường xuyên đi đến các khoa để gặp gỡ giảng viên, mở các buổi chiêu đãi (nhẹ nhàng) để tạo môi trường trao đổi cởi mở với giảng viên, và thường xuyên thông báo với giảng viên mọi chuyện liên quan.
Giảng viên phân công nhau tham gia rất nhiều ban khác nhau, từ những ban rất quan trọng về ngân sách, chương trình học, thăng bậc, đến những ban ít quan trọng hơn như “Ban về bãi đậu xe”.
Hội đồng trường đại học công lập hay tư thục phi lợi nhuận là một tập hợp những người được các tổ chức chính phủ hay cộng đồng tin cậy giao cho việc trông coi trường, đóng vai trò của một cơ quan giám sát các hoạt động của nhà trường, sao cho nhà trường thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ và kế hoạch đã được thông qua trong hội đồng.
Nhiệm vụ của hội đồng trường bao gồm:
- Cử chức vụ quản trị cao nhất trong trường (chủ tịch, hiệu trưởng hay giám đốc).
- Thông qua ngân sách hoạt động hằng năm của trường, trong đó có mức học phí, các loại phí khác, quỹ lương của giảng viên và nhân viên.
- Thông qua các đầu tư cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất của trường.
- Thông qua các đường lối lớn về phát triển chiến lược của trường trong dài hạn, về mọi mặt nghiên cứu, giảng dạy, kinh doanh, phục vụ cộng đồng....
- Giám sát các hoạt động của ban điều hành của trường, bảo vệ lợi ích của trường trước cộng đồng cũng như lợi ích của cộng đồng trong nhà trường.
- Làm cầu nối giữa trường, các cơ quan chính phủ, địa phương, các công ty và cộng đồng; Vận động gây quỹ cho trường.
Vai trò của hội đồng trường tương tự như của hội đồng quản trị, cho nên cũng có thể gọi là hội đồng quản trị. Quản trị đại học theo mô hình công ty thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường như là hội đồng quản trị, và của hiệu trưởng, giám đốc hay chủ tịch trường như là CEO của một công ty.
Thông thường, hội đồng trường không có giảng viên là nhân viên của trường tham gia, trừ chủ tịch trường (hay hiệu trưởng, giám đốc) luôn luôn là thành viên của hội đồng trường theo điều lệ. Hội đồng trường có thể có đại diện của sinh viên tham gia, nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Các thành viên của hội đồng trường (không nhận lương, chỉ được cấp chi phí đi lại, ăn ở để tham gia họp, do một quỹ đặc biệt của nhà trường tài trợ) thường là các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, doanh nhân… đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu.
Từ trước đến nay, chưa có một trường đại học công lập nào của Việt Nam có hội đồng trường như định nghĩa ở trên. Từ đó dẫn đến tình trạng các hoạt động của các trường đại học ở Việt Nam không được giám sát, ban giám hiệu của trường hằng năm tự đề ra các đường lối hoạt động, các chỉ tiêu, tự mình làm được đến đâu thì làm, không cần phải báo cáo, giải trình với ai cả.
Theo kinh nghiệm hàng trăm năm nay của nhân loại, các cơ chế quản trị phải là cơ chế đúp, theo nghĩa có bộ phận điều hành và bộ phận kiểm tra, giám sát. Một trường đại học cần hội đồng trường để làm nhiệm vụ ấy. Chỉ có như vậy mọi kế hoạch được vạch ra mới được thi hành đầy đủ và có chất lượng.
Thực ra, phương pháp quản trị đại học nào cũng có những điểm yếu, và những ai muốn phản đối nó đều có thể dễ dàng tìm được lý lẽ. Nhưng thực tế là hầu hết các trường đại học lớn trên thế giới đều áp dụng mô hình quản trị công ty kết hợp với cơ chế cùng nhau quản trị. Trong quá trình vận hành, họ thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh để cho trường đại học của họ vượt qua mọi khó khăn tạm thời và phát triển.
Chúng ta nên áp dụng ít nhất là thử nghiệm mô hình quản trị đại học này trong một hoặc một số trường đại học có quy mô tương đối lớn, để rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng rãi.
Trong 10 “bài toán” mà ông nêu ở trên, thứ tự ưu tiên thực hiện như thế nào và những cơ quan chức năng nào phải tham gia vào việc thực hiện ấy?
Mười “bài toán” mà tôi nêu thực chất là kiến nghị về những việc có thể làm được và cần làm ngay, vì thế có thể đồng thời thực hiện. Mỗi công việc đó đều đòi hỏi phải tiến hành với sự kiên trì, quyết tâm lớn và trong một thời gian tương đối dài. Nhưng tôi cho rằng cần phải bắt đầu ngay và phải xác lập lộ trình giải quyết, “thời gian biểu” cho từng việc.
Tùy vấn đề cụ thể, cơ quan chức năng trực tiếp có thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay là lãnh đạo các trường đại học và đội ngũ giảng viên. Nhưng để họ có thể làm tốt các chức năng đó thì việc đầu tiên là Chính phủ phải ban hành ngay những chính sách, quy định liên quan về giáo dục đại học.
Chính phủ nên tin tưởng vào một nhóm nhỏ các chuyên gia độc lập, các trí thức uyên bác và am hiểu về giáo dục đại học thế giới và Việt Nam. Nên tránh giao hoàn toàn việc nghiên cứu và đề xuất các chính sách liên quan đến giáo dục đại học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tôi được biết hầu hết những người Việt hiện đang giảng dạy ở nước ngoài đều mong muốn và sẵn sàng tham gia góp sức mình cho sự phát triển giáo dục của đất nước.
Cảm ơn ông!
KIM HOA thực hiện
Nguồn: http://www.doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/mo-hinh-cong-ty-trong-co-che-cung-nhau-quan-tri/1058086/
Ông nhận xét gì về các vấn đề của giáo dục đại học Việt Nam?
Nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học, đang thực sự là mối quan tâm lo lắng của công chúng. “Căn bệnh” của nền giáo dục hiện nay, với các biểu hiện và nguyên nhân, đã được nhiều người chỉ ra.
Các nhà khoa học đều biết rằng những vấn đề được đặt ra quá sớm, khi các điều kiện khách quan chưa chín muồi để giải quyết, thì sẽ không thực hiện được. Theo đuổi các vấn đề này sẽ làm lãng phí thời gian và công sức mà đáng ra có thể sử dụng để giải quyết các bài toán khác được đặt ra đúng thời điểm, tuy có thể nhỏ hơn.
Giáo dục đại học Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng tương tự, khi người ta thích đặt các bài toán thật cao siêu, thích nói đến các mục tiêu cụ thể nhưng rất xa vời. Người ta cũng quên rằng, đặt mục tiêu không quan trọng bằng việc xác định đúng phương hướng.
Chúng ta nên xác định hướng đi của đại học Việt Nam, của nền khoa học Việt Nam, tạo mọi điều kiện để các nhà khoa học làm việc, để các trường đại học phát triển, chứ không nên đặt các mục tiêu cụ thể, kiểu như sau 20 năm nữa sẽ có trường đứng trong danh sách 200 trường tốt nhất thế giới, hay có người Việt Nam đoạt giải thưởng Nobel về khoa học...
Hệ quả của việc đề ra mục tiêu nhưng không xác định phương hướng có thể là gì, thưa ông?
Đó là mầm mống của tính cách lề mề, nói mà không làm, vì luôn luôn nghĩ rằng kết quả làm việc của ngày hôm nay cũng không thay đổi được gì đáng kể cho việc đạt được mục tiêu, thôi thì để ngày mai làm luôn một thể.
Vả lại, mục tiêu xa vời không thể đạt được qua một nhiệm kỳ, hay một thế hệ, cho nên ta dễ dàng “nhường” việc lại cho người kế tiếp, thế hệ kế tiếp. Có lẽ đó là nguyên nhân mà đã rất nhiều năm trôi đi, giáo dục đại học ở Việt Nam chỉ chủ yếu là hứa hẹn và hô hào chứ chưa thực sự có những hành động quyết liệt để thay đổi thực trạng.
Trong số rất nhiều việc mà đầu óc chúng ta có thể hình dung, tưởng tượng là nếu làm được thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, có những việc rất quan trọng và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Tuy không phải là dễ, nhưng chúng nằm trong phạm vi chúng ta có thể giải quyết được. Điều đầu tiên cần làm ngay là xác định những loại bài toán như vậy và giải quyết chúng.
Theo ông, đó là những bài toán nào?
Tôi cho rằng chúng ta có 10 vấn đề cần và giải quyết được. Đó là:
- 1. Phát triển song song đại học tư thục vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, bên cạnh hệ thống các trường đại học công lập;
- 2. Xác định phương pháp tuyển sinh hiệu quả;
- 3. Xây dựng cơ chế học phí đảm bảo quyền lợi hợp lý của cả người dạy và người học, đặc biệt đảm bảo không học sinh nào đạt yêu cầu về học lực mà không được học vì lý do tài chính;
- 4. Yêu cầu các trường đại học công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình về mọi hoạt động của trường;
- 5. Xây dựng quy định hợp lý về độ tuổi nghỉ hưu, nhiệm kỳ lãnh đạo, đảm bảo không bỏ phí tài năng trong giáo dục đại học, bao gồm cả tài năng chuyên môn và tài năng quản lý;
- 6. Áp dụng các mô hình và phương pháp quản trị đại học tiên tiến, trong đó đặc biệt chú trọng cơ chế cùng nhau quản trị trong trường đại học;
- 7. Nâng lương nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy;
- 8. Xây dựng các đại học nghiên cứu có chất lượng, vươn tới đẳng cấp quốc tế (có thể chuyển Viện Khoa học Công nghệ thành một trường đại học nghiên cứu);
- 9. Xây dựng quy chế hội đồng trường;
-10. Phát triển hơn nữa và hỗ trợ các kênh đào tạo tiến sĩ chính thức và không chính thức, chú trọng cả về số lượng, chất lượng và sự cân bằng giữa các ngành khác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ, kỹ thuật.
Ông có thể nói rõ hơn về cơ chế cùng nhau quản trị trong trường và quy chế hội đồng trường?
Nhiều năm giảng dạy ở Mỹ, tôi thấy các trường đại học ở đây được quản lý theo một mô hình kết hợp của mô hình công ty và cơ chế “cùng nhau quản trị”.
Mô hình công ty thể hiện ở chỗ các trường đại học đều có hội đồng trường (hội đồng quản trị) và ban lãnh đạo (chủ tịch trường), với việc giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Cơ chế “cùng nhau quản trị” thể hiện ở chỗ các giảng viên và cán bộ nhà trường tham gia khá tích cực vào công việc quản trị trường.
Lãnh đạo trường thường xuyên chuyền tải thông tin đến các giảng viên, gặp gỡ trao đổi ý kiến. Các chủ tịch, hiệu trưởng trường thường xuyên đi đến các khoa để gặp gỡ giảng viên, mở các buổi chiêu đãi (nhẹ nhàng) để tạo môi trường trao đổi cởi mở với giảng viên, và thường xuyên thông báo với giảng viên mọi chuyện liên quan.
Giảng viên phân công nhau tham gia rất nhiều ban khác nhau, từ những ban rất quan trọng về ngân sách, chương trình học, thăng bậc, đến những ban ít quan trọng hơn như “Ban về bãi đậu xe”.
Hội đồng trường đại học công lập hay tư thục phi lợi nhuận là một tập hợp những người được các tổ chức chính phủ hay cộng đồng tin cậy giao cho việc trông coi trường, đóng vai trò của một cơ quan giám sát các hoạt động của nhà trường, sao cho nhà trường thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ và kế hoạch đã được thông qua trong hội đồng.
Nhiệm vụ của hội đồng trường bao gồm:
- Cử chức vụ quản trị cao nhất trong trường (chủ tịch, hiệu trưởng hay giám đốc).
- Thông qua ngân sách hoạt động hằng năm của trường, trong đó có mức học phí, các loại phí khác, quỹ lương của giảng viên và nhân viên.
- Thông qua các đầu tư cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất của trường.
- Thông qua các đường lối lớn về phát triển chiến lược của trường trong dài hạn, về mọi mặt nghiên cứu, giảng dạy, kinh doanh, phục vụ cộng đồng....
- Giám sát các hoạt động của ban điều hành của trường, bảo vệ lợi ích của trường trước cộng đồng cũng như lợi ích của cộng đồng trong nhà trường.
- Làm cầu nối giữa trường, các cơ quan chính phủ, địa phương, các công ty và cộng đồng; Vận động gây quỹ cho trường.
Vai trò của hội đồng trường tương tự như của hội đồng quản trị, cho nên cũng có thể gọi là hội đồng quản trị. Quản trị đại học theo mô hình công ty thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường như là hội đồng quản trị, và của hiệu trưởng, giám đốc hay chủ tịch trường như là CEO của một công ty.
Thông thường, hội đồng trường không có giảng viên là nhân viên của trường tham gia, trừ chủ tịch trường (hay hiệu trưởng, giám đốc) luôn luôn là thành viên của hội đồng trường theo điều lệ. Hội đồng trường có thể có đại diện của sinh viên tham gia, nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Các thành viên của hội đồng trường (không nhận lương, chỉ được cấp chi phí đi lại, ăn ở để tham gia họp, do một quỹ đặc biệt của nhà trường tài trợ) thường là các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, doanh nhân… đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu.
Từ trước đến nay, chưa có một trường đại học công lập nào của Việt Nam có hội đồng trường như định nghĩa ở trên. Từ đó dẫn đến tình trạng các hoạt động của các trường đại học ở Việt Nam không được giám sát, ban giám hiệu của trường hằng năm tự đề ra các đường lối hoạt động, các chỉ tiêu, tự mình làm được đến đâu thì làm, không cần phải báo cáo, giải trình với ai cả.
Theo kinh nghiệm hàng trăm năm nay của nhân loại, các cơ chế quản trị phải là cơ chế đúp, theo nghĩa có bộ phận điều hành và bộ phận kiểm tra, giám sát. Một trường đại học cần hội đồng trường để làm nhiệm vụ ấy. Chỉ có như vậy mọi kế hoạch được vạch ra mới được thi hành đầy đủ và có chất lượng.
Thực ra, phương pháp quản trị đại học nào cũng có những điểm yếu, và những ai muốn phản đối nó đều có thể dễ dàng tìm được lý lẽ. Nhưng thực tế là hầu hết các trường đại học lớn trên thế giới đều áp dụng mô hình quản trị công ty kết hợp với cơ chế cùng nhau quản trị. Trong quá trình vận hành, họ thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh để cho trường đại học của họ vượt qua mọi khó khăn tạm thời và phát triển.
Chúng ta nên áp dụng ít nhất là thử nghiệm mô hình quản trị đại học này trong một hoặc một số trường đại học có quy mô tương đối lớn, để rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng rãi.
Trong 10 “bài toán” mà ông nêu ở trên, thứ tự ưu tiên thực hiện như thế nào và những cơ quan chức năng nào phải tham gia vào việc thực hiện ấy?
Mười “bài toán” mà tôi nêu thực chất là kiến nghị về những việc có thể làm được và cần làm ngay, vì thế có thể đồng thời thực hiện. Mỗi công việc đó đều đòi hỏi phải tiến hành với sự kiên trì, quyết tâm lớn và trong một thời gian tương đối dài. Nhưng tôi cho rằng cần phải bắt đầu ngay và phải xác lập lộ trình giải quyết, “thời gian biểu” cho từng việc.
Tùy vấn đề cụ thể, cơ quan chức năng trực tiếp có thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay là lãnh đạo các trường đại học và đội ngũ giảng viên. Nhưng để họ có thể làm tốt các chức năng đó thì việc đầu tiên là Chính phủ phải ban hành ngay những chính sách, quy định liên quan về giáo dục đại học.
Chính phủ nên tin tưởng vào một nhóm nhỏ các chuyên gia độc lập, các trí thức uyên bác và am hiểu về giáo dục đại học thế giới và Việt Nam. Nên tránh giao hoàn toàn việc nghiên cứu và đề xuất các chính sách liên quan đến giáo dục đại học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tôi được biết hầu hết những người Việt hiện đang giảng dạy ở nước ngoài đều mong muốn và sẵn sàng tham gia góp sức mình cho sự phát triển giáo dục của đất nước.
Cảm ơn ông!
KIM HOA thực hiện
Nguồn: http://www.doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/mo-hinh-cong-ty-trong-co-che-cung-nhau-quan-tri/1058086/
Nhận xét
Đăng nhận xét