Thời điểm khởi đầu của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức khai mở từ 1-1-2016. Cơ hội và thách thức đã đến, liệu lực lượng lao động nước ta có khẳng định được chỗ đứng cùng vị thế của mình hay không?
>> dịch vụ bpo
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5%. Còn theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015, số người trong độ tuổi lao động của nước ta là 47,52 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trong vòng 10 năm trở lại đây, trong đó, lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt 30%. Thị trường lao động dồi dào, thậm chí dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có tay nghề cao đang là thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh tự do luân chuyển lao động giữa 10 nước ASEAN.
Bởi những đối thủ như Thái Lan, Malaysia, Singapore bỏ xa Việt Nam hàng chục năm về trình độ, kỹ năng, nhất là năng suất lao động. Điều hết sức đáng lo ngại là chất lượng nguồn nhân lực của nước ta vẫn thấp hơn so với các nước. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á. Lợi thế nguồn lao động giá rẻ đang mất dần trước làn sóng dịch chuyển lao động có trình độ “chạy” sang những doanh nghiệp có cơ chế ưu đãi tốt hơn.
Các chuyên gia dự báo, sự tăng trưởng việc làm sẽ gia tăng trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm. Hiện nay, hạn chế lớn nhất được xem là điểm nghẽn trong công tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề của Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp chuẩn của khu vực. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã được nhắc tới quá nhiều. Song, ngay cả đội ngũ thầy cũng còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm.
Con số hơn 225.500 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp là một bằng chứng cho thấy, chất lượng đào tạo của ta như thế nào. Những lỗ hổng trong đào tạo, dạy nghề đã được nói tới trong nhiều năm qua song chưa được lấp kín. Đó là việc “bấm nút” cho ra “lò” những nhân lực mà thị trường lao động không cần, không thiếu. Trong khi thị trường rất “đói” lao động chất lượng cao lại không được đáp ứng. Sợi dây kết nối đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn rất lỏng lẻo.
Áp lực nguồn nhân lực đã diễn ra gay gắt ngay trên sân nhà và khi cánh cửa AEC mở toang, áp lực càng căng thẳng hơn. Bộ GD-ĐT, Tổng cục Dạy nghề đang rà soát lại hệ thống trường dạy nghề theo hướng các trường yếu kém sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể. Các trường còn lại phải đổi mới chương trình, nội dung dạy học nhằm hướng tới mục tiêu: Đầu ra phải thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Nhìn ra thị trường lao động ASEAN, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận, nguồn nhân lực Việt Nam đông nhưng không mạnh, do đó, sức ép nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là rất lớn.
Nguồn: http://anninhthudo.vn/van-de-hom-nay/dong-nhung-khong-manh/654600.antd
>> dịch vụ bpo
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5%. Còn theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015, số người trong độ tuổi lao động của nước ta là 47,52 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trong vòng 10 năm trở lại đây, trong đó, lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt 30%. Thị trường lao động dồi dào, thậm chí dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có tay nghề cao đang là thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh tự do luân chuyển lao động giữa 10 nước ASEAN.
Bởi những đối thủ như Thái Lan, Malaysia, Singapore bỏ xa Việt Nam hàng chục năm về trình độ, kỹ năng, nhất là năng suất lao động. Điều hết sức đáng lo ngại là chất lượng nguồn nhân lực của nước ta vẫn thấp hơn so với các nước. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á. Lợi thế nguồn lao động giá rẻ đang mất dần trước làn sóng dịch chuyển lao động có trình độ “chạy” sang những doanh nghiệp có cơ chế ưu đãi tốt hơn.
Các chuyên gia dự báo, sự tăng trưởng việc làm sẽ gia tăng trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm. Hiện nay, hạn chế lớn nhất được xem là điểm nghẽn trong công tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề của Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp chuẩn của khu vực. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã được nhắc tới quá nhiều. Song, ngay cả đội ngũ thầy cũng còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm.
Con số hơn 225.500 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp là một bằng chứng cho thấy, chất lượng đào tạo của ta như thế nào. Những lỗ hổng trong đào tạo, dạy nghề đã được nói tới trong nhiều năm qua song chưa được lấp kín. Đó là việc “bấm nút” cho ra “lò” những nhân lực mà thị trường lao động không cần, không thiếu. Trong khi thị trường rất “đói” lao động chất lượng cao lại không được đáp ứng. Sợi dây kết nối đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn rất lỏng lẻo.
Áp lực nguồn nhân lực đã diễn ra gay gắt ngay trên sân nhà và khi cánh cửa AEC mở toang, áp lực càng căng thẳng hơn. Bộ GD-ĐT, Tổng cục Dạy nghề đang rà soát lại hệ thống trường dạy nghề theo hướng các trường yếu kém sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể. Các trường còn lại phải đổi mới chương trình, nội dung dạy học nhằm hướng tới mục tiêu: Đầu ra phải thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Nhìn ra thị trường lao động ASEAN, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận, nguồn nhân lực Việt Nam đông nhưng không mạnh, do đó, sức ép nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là rất lớn.
Nguồn: http://anninhthudo.vn/van-de-hom-nay/dong-nhung-khong-manh/654600.antd
Nhận xét
Đăng nhận xét