Dù nhiều lần đặt chân tới mũi Cà Mau, nhưng chỉ đến khi tham gia đoàn khảo sát của Tổng cục Du lịch mới đây về đất mũi, được ngủ qua đêm theo hình thức homestay tôi mới có được cảm giác khám phá thật sự.
Xem thêm: trò chơi teambuilding, du lịch teambuilding
Khu vực nhà sàn dành cho khách ăn uống và trú qua đêm mô phỏng theo kiểu nhà sàn chống cá sấu và thú dữ nằm giữa tứ bề là rừng đước, những con kênh rạch lấp lóa chẳng khác thời cha ông chúng ta mở đất phương Nam nhưng không phá vỡ cảnh quan của hệ sinh thái rừng, mà ngược lại như nét chấm phá cho màu xanh mướt bạt ngàn của cây lá và mặt nước mênh mông.
Nét sinh hoạt homestay (du lịch trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt cộng đồng và văn hóa bản địa) trong không gian rừng mang dấu ấn riêng: vừa hòa nhập chung với cuộc sống người bản địa, vừa an nhiên, tự tại giữa thiên nhiên hoang dại, chắc hẳn rất khác những homestay miệt vườn vốn khép kín và rập khuôn.
Hòa cùng thiên nhiên
Chú Nguyễn Văn Nhuần, chủ hộ nơi chúng tôi lưu trú, cho biết mỗi hộ làm du lịch thường có hơn 5ha rừng ngập mặn, riêng hộ của ông có 9ha gồm 60% rừng đước và 40% mặt nước.
Một phần nhỏ dành nuôi thủy sản thâm canh trong ao đìa, còn lại bao đê, nạo vét thành những kênh rạch để nuôi quảng canh là hình thức nuôi tự nhiên đã tồn tại từ lâu đời. Công việc nuôi quảng canh hoàn toàn dựa vào con nước lên xuống.
Thông thường lúc thủy triều lên người ta mở cống thu hút tôm nhỏ, cá con theo nước sông tuôn vào kênh rạch, sau đó đóng cống giữ lại để chúng sinh sống tự nhiên.
Khi cần thu hoạch, cứ cách khoảng một tuần người ta túm lưới ở miệng cống rồi mở cống xả nước, bao nhiêu tôm, cua, ghẹ xuôi theo dòng chảy đều gom vào lưới.
Vì vậy nguồn hải sản đủ các loại từ tôm, cá, cua, ghẹ tới sò huyết, ốc móng tay, ốc len... được xem như luôn có sẵn trong nhà. Và những lúc khách ghé thăm, trong chốc lát đã có thể “no ngon mắt” bởi những món ăn tươi rói, thơm tho, bổ dưỡng được bày ra trước mặt.
Thăm thú nhưng không thể bỏ qua điểm đến thiêng liêng mà bất cứ ai tới đất mũi Cà Mau đều ghé thăm như mốc tọa độ quốc gia GPS 0001, biểu tượng con tàu buồm vươn mình ra biển, đài quan sát cao 21m...
Kế tiếp, chúng tôi lên thuyền máy lướt vòng vèo dưới tán lá rừng để đến bãi biển Khai Long. Dù nằm ở khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn, nước biển mang nặng phù sa nhưng Khai Long vẫn nổi danh nhờ những bãi cát vàng uốn lượn hình sóng rất đẹp mắt. Đứng ở bờ biển phóng tầm mắt nhìn biển trời mênh mông, xa xa là Hòn Khoai tựa như con tàu đang vượt sóng.
Chiều về nắng dịu nhẹ trải khắp mặt sông là lúc vườn chim của hộ dân Trần Văn Hướng trở nên sống động bởi tiếng kêu rối rít chen lẫn tiếng vỗ cánh của từng đàn cò trắng và cồng cộc trở về tổ ấm sau một ngày bay xa kiếm ăn. Nếu nhìn từ đài quan sát sẽ thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh sắc hàng chục ngàn cò và cồng cộc đậu kín trên rừng mắm, đước.
Chúng sống chan hòa như một quy ước, không tranh giành cũng chẳng hề xua đuổi, cắn xé. Với ưu điểm môi trường tự nhiên, rừng đước, mắm sinh sôi rậm rạp, nguồn thức ăn lại khá dồi dào từ sông nước chằng chịt nên đã níu chân chúng nhiều năm qua.
Soi ba khía về đêm
Tối đến, sau bữa cơm với canh chua cá ngát, thòi lòi kho tộ cùng những món ăn hải sản đậm chất dân dã, nghe tin chú Tư Nhuần chuẩn bị đi giở lọp kiếm ít con cua và nhân tiện soi ba khía để chuẩn bị thực phẩm sáng mai, ai trong chúng tôi cũng xăng xái đòi theo.
Vậy là hai chiếc xuồng chất đúng 10 người cứ khua nhẹ mái dầm luồn lách theo bờ rạch mà đi. Quan trọng là trang bị thêm đèn soi cùng bao tay vì nghe đâu đôi càng của ba khía tuy nhỏ nhưng kẹp rất đau.
Bây giờ mới ngộ ra tuy cùng họ cua nhưng trên mai màu xậm xịt hằn lên ba vết nên dân gian đặt tên ba khía để phân biệt với loài giáp xác khác. Chưa hết, thời điểm lý tưởng để đi soi ba khía là chờ nước ròng, khi chúng rời hang bò lềnh khênh khắp nơi tìm thức ăn.
Thuyền cập hàng dừa nước, chúng tôi phát hiện một chú ba khía to bằng cườm tay đang giương mắt thao láo vì ánh đèn chói lòa. Lúc này cần dùng tay lẹ làng chụp xuống là túm gọn lấy chúng. Gặp tình huống chụp hụt hoặc chậm tay phải nhanh chóng dùng cây dầm che lại miệng hang không để chúng rút vào hang.
Thuyền rẽ rừng đước, càng vào sâu càng nhiều ba khía bò đến độ kích thích đám thanh niên nhảy bừa xuống bùn để truy bắt tạo nên những trận cười không dứt. Chiến lợi phẩm của chuyến soi đêm kéo dài hai giờ là một xô đầy ba khía đủ để chúng tôi chế biến được ba món: rang muối hột, rang me và nướng chấm muối ớt.
Thịt ba khía chắc, ngọt, thơm lại rất nhiều gạch son do hằng ngày ăn trái mắm, đước, trái vẹt rơi rụng mọi nơi. Trong văn hóa ẩm thực xứ Nam bộ xưa nay, mắm ba khía Cà Mau là món ăn nức tiếng thiên hạ.
Đêm dần khuya, thủy triều đang lên mang theo cơn gió nhẹ hiu hiu làm dịu bớt sự oi bức của mùa hè. Vừa trải đệm, tấn mùng phòng chống đám “muỗi bay như sáo thổi” đã nghe các bạn đồng hành của tôi thi nhau “cưa gỗ” - dấu hiệu của sự thư thái bình yên.
Trong cái tĩnh lặng của rừng thi thoảng văng vẳng tiếng cá quẫy dưới rạch rồi trả lại sự yên tĩnh vốn có của đêm dài và giấc ngủ đến lúc nào không hay.
Theo ông Từ Quang Tuyến - phó trưởng Phòng du lịch sinh thái & giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Cà Mau, loại hình homestay tại đất mũi chỉ mới có năm hộ gia đình (tại ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đưa vào hoạt động cuối năm 2013 với sự tài trợ ban đầu của Quỹ môi trường Sida thuộc Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Vương quốc Thụy Điển và Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF).
Mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, tháp quan sát chim bản địa, cải tạo môi trường xung quanh xanh và sạch, ngoài ra còn được cung cấp xuồng, ống nhòm, bảng quảng cáo du lịch cộng đồng, tài liệu nhận diện các loài chim. Về phía ngành du lịch địa phương cũng cấp kinh phí để các chủ hộ đi học tập kinh nghiệm tại các khu du lịch sinh thái ở An Giang và Vĩnh Long.
>> 6 món ấm nóng cho ngày đông Hàn Quốc
TRẦN THẾ DŨNG (Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ TP.HCM )
Xem thêm: trò chơi teambuilding, du lịch teambuilding
Khu vực nhà sàn dành cho khách ăn uống và trú qua đêm mô phỏng theo kiểu nhà sàn chống cá sấu và thú dữ nằm giữa tứ bề là rừng đước, những con kênh rạch lấp lóa chẳng khác thời cha ông chúng ta mở đất phương Nam nhưng không phá vỡ cảnh quan của hệ sinh thái rừng, mà ngược lại như nét chấm phá cho màu xanh mướt bạt ngàn của cây lá và mặt nước mênh mông.
Nét sinh hoạt homestay (du lịch trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt cộng đồng và văn hóa bản địa) trong không gian rừng mang dấu ấn riêng: vừa hòa nhập chung với cuộc sống người bản địa, vừa an nhiên, tự tại giữa thiên nhiên hoang dại, chắc hẳn rất khác những homestay miệt vườn vốn khép kín và rập khuôn.
Hòa cùng thiên nhiên
Chú Nguyễn Văn Nhuần, chủ hộ nơi chúng tôi lưu trú, cho biết mỗi hộ làm du lịch thường có hơn 5ha rừng ngập mặn, riêng hộ của ông có 9ha gồm 60% rừng đước và 40% mặt nước.
Một phần nhỏ dành nuôi thủy sản thâm canh trong ao đìa, còn lại bao đê, nạo vét thành những kênh rạch để nuôi quảng canh là hình thức nuôi tự nhiên đã tồn tại từ lâu đời. Công việc nuôi quảng canh hoàn toàn dựa vào con nước lên xuống.
Thông thường lúc thủy triều lên người ta mở cống thu hút tôm nhỏ, cá con theo nước sông tuôn vào kênh rạch, sau đó đóng cống giữ lại để chúng sinh sống tự nhiên.
Khi cần thu hoạch, cứ cách khoảng một tuần người ta túm lưới ở miệng cống rồi mở cống xả nước, bao nhiêu tôm, cua, ghẹ xuôi theo dòng chảy đều gom vào lưới.
Vì vậy nguồn hải sản đủ các loại từ tôm, cá, cua, ghẹ tới sò huyết, ốc móng tay, ốc len... được xem như luôn có sẵn trong nhà. Và những lúc khách ghé thăm, trong chốc lát đã có thể “no ngon mắt” bởi những món ăn tươi rói, thơm tho, bổ dưỡng được bày ra trước mặt.
Thăm thú nhưng không thể bỏ qua điểm đến thiêng liêng mà bất cứ ai tới đất mũi Cà Mau đều ghé thăm như mốc tọa độ quốc gia GPS 0001, biểu tượng con tàu buồm vươn mình ra biển, đài quan sát cao 21m...
Kế tiếp, chúng tôi lên thuyền máy lướt vòng vèo dưới tán lá rừng để đến bãi biển Khai Long. Dù nằm ở khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn, nước biển mang nặng phù sa nhưng Khai Long vẫn nổi danh nhờ những bãi cát vàng uốn lượn hình sóng rất đẹp mắt. Đứng ở bờ biển phóng tầm mắt nhìn biển trời mênh mông, xa xa là Hòn Khoai tựa như con tàu đang vượt sóng.
Chiều về nắng dịu nhẹ trải khắp mặt sông là lúc vườn chim của hộ dân Trần Văn Hướng trở nên sống động bởi tiếng kêu rối rít chen lẫn tiếng vỗ cánh của từng đàn cò trắng và cồng cộc trở về tổ ấm sau một ngày bay xa kiếm ăn. Nếu nhìn từ đài quan sát sẽ thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh sắc hàng chục ngàn cò và cồng cộc đậu kín trên rừng mắm, đước.
Chúng sống chan hòa như một quy ước, không tranh giành cũng chẳng hề xua đuổi, cắn xé. Với ưu điểm môi trường tự nhiên, rừng đước, mắm sinh sôi rậm rạp, nguồn thức ăn lại khá dồi dào từ sông nước chằng chịt nên đã níu chân chúng nhiều năm qua.
Soi ba khía về đêm
Tối đến, sau bữa cơm với canh chua cá ngát, thòi lòi kho tộ cùng những món ăn hải sản đậm chất dân dã, nghe tin chú Tư Nhuần chuẩn bị đi giở lọp kiếm ít con cua và nhân tiện soi ba khía để chuẩn bị thực phẩm sáng mai, ai trong chúng tôi cũng xăng xái đòi theo.
Vậy là hai chiếc xuồng chất đúng 10 người cứ khua nhẹ mái dầm luồn lách theo bờ rạch mà đi. Quan trọng là trang bị thêm đèn soi cùng bao tay vì nghe đâu đôi càng của ba khía tuy nhỏ nhưng kẹp rất đau.
Bây giờ mới ngộ ra tuy cùng họ cua nhưng trên mai màu xậm xịt hằn lên ba vết nên dân gian đặt tên ba khía để phân biệt với loài giáp xác khác. Chưa hết, thời điểm lý tưởng để đi soi ba khía là chờ nước ròng, khi chúng rời hang bò lềnh khênh khắp nơi tìm thức ăn.
Thuyền cập hàng dừa nước, chúng tôi phát hiện một chú ba khía to bằng cườm tay đang giương mắt thao láo vì ánh đèn chói lòa. Lúc này cần dùng tay lẹ làng chụp xuống là túm gọn lấy chúng. Gặp tình huống chụp hụt hoặc chậm tay phải nhanh chóng dùng cây dầm che lại miệng hang không để chúng rút vào hang.
Thuyền rẽ rừng đước, càng vào sâu càng nhiều ba khía bò đến độ kích thích đám thanh niên nhảy bừa xuống bùn để truy bắt tạo nên những trận cười không dứt. Chiến lợi phẩm của chuyến soi đêm kéo dài hai giờ là một xô đầy ba khía đủ để chúng tôi chế biến được ba món: rang muối hột, rang me và nướng chấm muối ớt.
Thịt ba khía chắc, ngọt, thơm lại rất nhiều gạch son do hằng ngày ăn trái mắm, đước, trái vẹt rơi rụng mọi nơi. Trong văn hóa ẩm thực xứ Nam bộ xưa nay, mắm ba khía Cà Mau là món ăn nức tiếng thiên hạ.
Đêm dần khuya, thủy triều đang lên mang theo cơn gió nhẹ hiu hiu làm dịu bớt sự oi bức của mùa hè. Vừa trải đệm, tấn mùng phòng chống đám “muỗi bay như sáo thổi” đã nghe các bạn đồng hành của tôi thi nhau “cưa gỗ” - dấu hiệu của sự thư thái bình yên.
Trong cái tĩnh lặng của rừng thi thoảng văng vẳng tiếng cá quẫy dưới rạch rồi trả lại sự yên tĩnh vốn có của đêm dài và giấc ngủ đến lúc nào không hay.
Theo ông Từ Quang Tuyến - phó trưởng Phòng du lịch sinh thái & giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Cà Mau, loại hình homestay tại đất mũi chỉ mới có năm hộ gia đình (tại ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đưa vào hoạt động cuối năm 2013 với sự tài trợ ban đầu của Quỹ môi trường Sida thuộc Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Vương quốc Thụy Điển và Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF).
Mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, tháp quan sát chim bản địa, cải tạo môi trường xung quanh xanh và sạch, ngoài ra còn được cung cấp xuồng, ống nhòm, bảng quảng cáo du lịch cộng đồng, tài liệu nhận diện các loài chim. Về phía ngành du lịch địa phương cũng cấp kinh phí để các chủ hộ đi học tập kinh nghiệm tại các khu du lịch sinh thái ở An Giang và Vĩnh Long.
>> 6 món ấm nóng cho ngày đông Hàn Quốc
TRẦN THẾ DŨNG (Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ TP.HCM )
Nhận xét
Đăng nhận xét