Thiết kế phòng trẻ em trên tầng áp mái

Nhiều người tận dụng tầng áp mái để làm nhà kho chứa đồ, nhưng nếu sáng tạo hơn, bạn có thể biến không gian này thành phòng riêng của trẻ vô cùng độc đáo, ấn tượng. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia thiết kế nội thất gia đình để cùng tìm kiếm một phương án tốt nhất cho phòng riêng của trẻ trên tầng áp mái.

1. Tiêu chuẩn chọn tầng áp mái

Tầng áp mái thường được sử dụng cho những thiết kế nhà phố hoặc nhà biệt thự. Không gian này được tận dụng để làm nhà kho, nhưng hiện nay có thể “biến hóa” thành một nơi vui chơi, giải trí và học tập cho trẻ. Lúc này, tiêu chuẩn của tầng áp mái phải là thông thoáng, có hệ thống chống nóng, cách nhiệt. Khuyên bạn nên sử dụng kính cường lực, chịu nhiệt để vừa tăng khả năng lấy sáng, vừa tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

2. Chọn màu cho phòng của bé

Khi tầng áp mái đã đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn để “hô biến” thành một căn phòng tiện ích thì hãy bắt tay vào thiết kế nội thất, bắt đầu từ việc chọn màu sắc. Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính và sở thích của mỗi bé mà chọn màu sắc cho phù hợp. Tuy nhiên, nên ưu tiên cho những gam màu tươi sáng để vừa mang đến sự rộng thoáng cho phòng, vừa kích thích tư duy, sáng tạo của bé.

3. Thêm điểm nhấn cho phòng của bé

Vốn dĩ căn phòng trên tầng áp mái đã tạo được ấn tượng nhờ vị trí, diện tích, lối thiết kế, nên việc tạo điểm nhấn chẳng qua là để mang lại cảm giác phấn khích và thú vị cho bé, giúp bé thêm yêu không gian riêng của mình. Có thể tận dụng giấy dán tường với họa tiết bắt mắt để tô điểm cho 4 bức tường cứng nhắc, thảm trải sàn nổi bật cho sàn nhà hay những chiếc gối tựa êm ái trên chiếc giường ngủ.

4. “Mềm mại hóa” căn phòng từ rèm cửa

Đặc trưng của những căn phòng trên tầng áp mái là khá góc cạnh, gồ ghề, vì thế cần tạo bình phong cho những vị trí không đẹp này. Bên cạnh việc sử dụng rèm cửa cho các ô cửa sổ nhỏ xinh, bạn có thể ứng dụng rèm cửa vào những vị trí thô cứng của căn phòng để “mềm mại hóa”. Nên chọn rèm có chất liệu dày dặn, có khả năng che chắn và cách nhiệt để mang lại hiệu quả hơn.

5. Bố trí không gian khoa học

Không giống như những không gian thông thường khác trong nhà, phòng trên tầng áp mái có chút khác biệt như tường nghiêng, góc chéo, góc hẹp,… Chính vì những khác biệt này mà có cách bố trí nội thất khác nhau, ngoài việc bố trí sao cho thẩm mỹ thì cũng cần lưu tâm đến vấn đề tận dụng được không gian và diện tích nhất, chẳng hạn như kê giường ngủ, bàn học hay tủ kệ, giá sách tại chính những vị trí đặc biệt này.

Như vậy có thể thấy, bằng chính sự khéo léo và khả năng sáng tạo của mình trong thiết kế nhà, bạn đã có thể tạo ngay một không gian riêng tư cho bé, vừa tạo được khoảng trời riêng cho những hoạt động cá nhân của bé, vừa góp phần tận dụng và che lấp những khoảng trống tưởng chừng như vô bổ trong nhà.

>> Tất tần tật về nội thất phòng ngủ cho vợ chồng mới cưới
>> Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế tủ bếp đúng chuẩn cho gia đình

Lê Trinh/tcxd

Nhận xét