Nếu một doanh nghiệp đơn phương áp "phí mua vàng", chắc chắn bị khách hàng lên án, tẩy chay, thậm chí bị cơ quan quản lý nhà nước tuýt còi. Nhưng vàng độc quyền thì không. Lạ là điều này diễn ra lâu nay nhưng Ngân hàng Nhà nước gần như đứng ngoài
Trên thị trường, giá vàng miếng độc quyền luôn cao hơn giá vàng miếng của thương hiệu khác từ 300.000 đồng trở lên.
Có thể giải thích rằng, nhờ vàng độc quyền mà các loại vàng khác không làm mưa làm gió, làm giá được. Nhưng có ai giải thích được một cách thuyết phục việc giá vàng độc quyền để bình ổn thị trường vàng luôn cao hơn thế giới 2,5-3 triệu đồng mỗi lượng là hợp lý không?
Đã có ai đó "đẻ" ra cái chuyện phân biệt đối xử vàng SJC, vàng một chữ, vàng hai chữ. Vậy vàng một chữ là gì? Nó cùng đóng vỏ SJC Rồng Vàng 999,9. Cùng sản xuất từ dây chuyền SJC. Cùng bán ra từ các phiên đấu thầu do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và cung ứng. Vậy nó khác gì mà bị từ chối thu mua? Đặc biệt, vàng SJC một chữ bị chính công ty SJC tính phí khi thu mua lại?
Việc "trả phí" này, nói đúng bản chất là người dân bị ép giá khi bán lại cho SJC. Mức phí này đã từ từ tăng từ 200.000 đồng hồi đầu năm đến nay có đại lý chính thức của SJC đã nâng "phí" này lên nửa triệu mỗi lượng.
Không lẽ vàng SJC một chữ kém chất lượng hay kém gì so với các loại vàng miếng SJC khác mà bị dìm giá như thế?
Một người theo dõi thị trường vàng nói với người viết rằng, ông đã chứng kiến 2 "cú sốc" của người dân liên quan đến vàng. Lần thứ nhất, người ta đổ xô đi bán vàng thương hiệu khác để mua vàng miếng SJC độc quyền. Và lần này nhiều người đang giữ vàng độc quyền đó cay đắng vì bán lại bị ép giá, bị tính phí. Đây là rủi ro không ai ngờ tới.
Một ý kiến từ SJC trả lời báo chí giải thích vàng một chữ là vàng sản xuất trước đây, chất lượng vẫn đảm bảo, nhưng mua về phải dập lại, tức là đánh đồng với vàng móp méo. Bản thân SJC cũng dìm giá mua vào đối với vàng một chữ.
Cùng đảm bảo chất lượng như nhau, tại sao vàng SJC một chữ phải đúc lại như vàng móp méo, còn loại nhiều chữ thì không cần?
Việc đánh phí bán vàng một chữ đã diễn ra gần 1 năm nay. Nhưng đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa hề can thiệp, hay lên tiếng chính thức giải thích về việc này để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Các đại lý, công ty vàng thu mua tha hồ tự do tự định đoạt "phí mua lại" để dìm giá vàng mua của dân.
Cùng với đó là quyền từ chối không mua lại, càng đẩy người giữ vàng một chữ vào nỗi hoang mang không biết hỏi ai.
Khi trong buổi họp báo công khai về tiền tệ dịp Tết Nguyên đán, một PV đã đặt câu hỏi với Phó Thống đốc Đào Minh Tú về vấn đề này, thì vị Phó thống đốc đã trả lời "hôm nay họp về vấn đề này (tiền lẻ mới dịp Tết - PV) tôi chỉ trả lời cái này, không trả lời vấn đề khác"(!).
Nếu bạn có chút tiết kiệm còm từ lương, đã trót mua vàng SJC một chữ, bạn sẽ làm gì bây giờ?
>> Nhựa công nghiệp http://teflonducvuong.com/san-pham-45/
>> Giá vàng trồi sụt quanh 33 triệu đồng
Hương Giang
Trên thị trường, giá vàng miếng độc quyền luôn cao hơn giá vàng miếng của thương hiệu khác từ 300.000 đồng trở lên.
Có thể giải thích rằng, nhờ vàng độc quyền mà các loại vàng khác không làm mưa làm gió, làm giá được. Nhưng có ai giải thích được một cách thuyết phục việc giá vàng độc quyền để bình ổn thị trường vàng luôn cao hơn thế giới 2,5-3 triệu đồng mỗi lượng là hợp lý không?
Đã có ai đó "đẻ" ra cái chuyện phân biệt đối xử vàng SJC, vàng một chữ, vàng hai chữ. Vậy vàng một chữ là gì? Nó cùng đóng vỏ SJC Rồng Vàng 999,9. Cùng sản xuất từ dây chuyền SJC. Cùng bán ra từ các phiên đấu thầu do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và cung ứng. Vậy nó khác gì mà bị từ chối thu mua? Đặc biệt, vàng SJC một chữ bị chính công ty SJC tính phí khi thu mua lại?
Việc "trả phí" này, nói đúng bản chất là người dân bị ép giá khi bán lại cho SJC. Mức phí này đã từ từ tăng từ 200.000 đồng hồi đầu năm đến nay có đại lý chính thức của SJC đã nâng "phí" này lên nửa triệu mỗi lượng.
Không lẽ vàng SJC một chữ kém chất lượng hay kém gì so với các loại vàng miếng SJC khác mà bị dìm giá như thế?
Một người theo dõi thị trường vàng nói với người viết rằng, ông đã chứng kiến 2 "cú sốc" của người dân liên quan đến vàng. Lần thứ nhất, người ta đổ xô đi bán vàng thương hiệu khác để mua vàng miếng SJC độc quyền. Và lần này nhiều người đang giữ vàng độc quyền đó cay đắng vì bán lại bị ép giá, bị tính phí. Đây là rủi ro không ai ngờ tới.
Một ý kiến từ SJC trả lời báo chí giải thích vàng một chữ là vàng sản xuất trước đây, chất lượng vẫn đảm bảo, nhưng mua về phải dập lại, tức là đánh đồng với vàng móp méo. Bản thân SJC cũng dìm giá mua vào đối với vàng một chữ.
Cùng đảm bảo chất lượng như nhau, tại sao vàng SJC một chữ phải đúc lại như vàng móp méo, còn loại nhiều chữ thì không cần?
Việc đánh phí bán vàng một chữ đã diễn ra gần 1 năm nay. Nhưng đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa hề can thiệp, hay lên tiếng chính thức giải thích về việc này để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Các đại lý, công ty vàng thu mua tha hồ tự do tự định đoạt "phí mua lại" để dìm giá vàng mua của dân.
Cùng với đó là quyền từ chối không mua lại, càng đẩy người giữ vàng một chữ vào nỗi hoang mang không biết hỏi ai.
Khi trong buổi họp báo công khai về tiền tệ dịp Tết Nguyên đán, một PV đã đặt câu hỏi với Phó Thống đốc Đào Minh Tú về vấn đề này, thì vị Phó thống đốc đã trả lời "hôm nay họp về vấn đề này (tiền lẻ mới dịp Tết - PV) tôi chỉ trả lời cái này, không trả lời vấn đề khác"(!).
Nếu bạn có chút tiết kiệm còm từ lương, đã trót mua vàng SJC một chữ, bạn sẽ làm gì bây giờ?
>> Nhựa công nghiệp http://teflonducvuong.com/san-pham-45/
>> Giá vàng trồi sụt quanh 33 triệu đồng
Hương Giang
Nhận xét
Đăng nhận xét