Thiết kế công việc trong Quản trị nguồn nhân lực

A. MỞ ĐẦU

Có nhiều yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi, trong đó khả năng “ dụng người” không phải là duy nhất nhưng lại rất quan trọng mà bất cứ ai muốn thành công trong việc lãnh đạo cũng cần phải có.

Trong các môn thể thao đồng đội, điển hình như bóng đá thì việc lựa chọn người sao cho phù hợp với từng vị trí luôn khiến các huân luyện viên đau đầu. Dựa trên những kỹ thuật, phong độ hiện tại của từng cá nhân cũng như những đánh giá kỹ lưỡng về đối thủ mà huấn luyện viên có thể sắp xếp vị trí các cầu thủ sao cho hợp lý nhất.

Không chỉ đúng trong lĩnh vực thể thao, điều này còn đúng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Một người lãnh đạo giỏi luôn biết cách chiêu dụng người tài và có khả năng tổ chức nhân lực tuyệt vời. Họ luôn biết cách sắp xếp nhiệm vụ phù hợp với năng lực và thế mạnh riêng của từng người.

Để trở thành “nhà cầm quân” thành công, như một huấn luyện viên, bạn cần phải tìm hiểu rõ luật chơi, các kỹ năng cũng như năng lực cần có trong môn thể thao đó. Nếu bắt một cầu thủ làm tiện đạo xuống làm thủ môn thì chằng khác nào đầu hàng trận đấu đó. Do vậy việc bố trí đúng người đúng việc sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của tổ chức.

Bố trí đúng người đúng việc chính là nội dung của thiết kế công việc, là một trong những vấn đề quan trọng của Quản trị nguồn nhân lực. Thiết kế có hiệu quả là một quá trình tổng thể cần được xem xét từ nhiều giác độ. Kết hợp các công việc với các mục tiêu của tổ chức, tạo động lực tới mức tối đa cho người lao động, đạt được các tiêu chuẩn thực hiện công việc, phù hợp giữa các khả năng và kỹ năng của người lao động với các đòi hỏi của công việc đều là những nhìn nhận trong thiết kế công việc. Sự bỏ qua một trong những khía cạnh đó đều có thể dẫn đến giảm hiệu quả và hiệu suất lao động của tổ chức cũng như sự thỏa mãn của người lao động (1).

Mục tiêu khi nghiên cứu thiết kế công việc trong Quản trị nguồn nhân lực là để hiểu sâu sắc vai trò và lợi ích của thiết kế công việc, từ đó có thể xây dựng quy trình thiết kế công việc cho doanh nghiệp, đồng thời ứng dụng thiết kế cộng việc vào việc tổ chức, bố trí công việc một cách có hiệu quả nhất.

B. NỘI DUNG. 

I.Khái niệm

Thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiêm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi những người lao động trong tổ chức như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó(2)

Thiết kế công việc là cách mà một loạt các công việc, hoặc một công việc trọn vẹn được thiết lập. Thiết kế công việc giúp bạn quyết định về:

1. Những việc gì phải được thực hiện
2. Việc đó được thực hiện như thế nào
3. Bao nhiêu việc được thực hiện
4. Các công việc được thực hiện theo trật tự gì.

Nên cân nhắc cẩn thận tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng đến công việc, và sắp xếp nội dung và nhiệm vụ để toàn bộ công việc sẽ ít có khả năng là rủi ro cho người lao động. Thiết kế công việc liên quan đến các lĩnh vực hành chính như:

1. Sự luân phiên của công việc
2. Sự mở rộng của công việc
3. Tiến độ công việc/tốc độ máy móc
4. Giờ làm việcViệc thiết kế công việc tốt sẽ khuyến khích sự đa dạng hoạt động của các vị trí trên cơ thể, sắp xếp hợp lý các yêu cầu về sức mạnh, yêu cầu hoạt động trí óc và khuyến khích cảm giác đạt được thành quả và lòng tự trọng(3).

II. Quy trình thiết kế công việc:

1. Các yếu tố thuộc về công việc:

Khi thiết kế công việc trước tiên cần phải xác định ba yếu tố thuộc về công việc:

- Nội dung công việc: đây là yếu tố chủ yếu của công việc và yếu tố trung tâm của thiết kế công việc, nó bao gồm các hoạt động, các nghĩa vụ, các nhiệm vụ, các trách nhiệm thuộc công việc phải thực hiện. Có năm đặc trưng cơ bản để tạo nên nội dung công việc:

• Tập hợp các kỹ năng: là mức độ yêu cầu của công việc về một tập hợp các hoạt động khác nhau cần được thực hiện để hoàn thành công việc, đòi hỏi sử dụng một loạt các kỹ năng và sự khéo léo của con người.

• Tính xác định của nhiệm vụ: là mức độ yêu cầu của công việc về sự hoàn thành toàn bộ hay một phần xác định các hoạt đông lao động để thực hiện công việc từ bắt đầu cho đến khi kết thúc.• Tầm quan trọng của nhiệm vụ: là mức độ ảnh hưởng của công việc tới những người khác, tới tổ chức nói chung hay tới toàn bộ xã hội.

• Mức độ tự quản: là mức độ tự do và làm việc độc lập của người lao động khi thực hiện công việc.

• Sự phản hồi: là mức độ mà sự thực hiện các hoạt động lao động được đòi hỏi bởi việc cung cấp cho người lao động các thông tin về tính hiệu quả của các hoạt động của họ.- Các trách nhiệm đối với tổ chức: bao gồm tổng thể các trách nhiệm có liên quan tới tổ chức nói chung mà mỗi người lao động phải thực hiện.- Các điều kiện lao động: bao gồm một tập hợp các yếu tố thuộc môi trường vật chất như nhiệt độ, chiếu sáng, các điều kiện an toàn…

2. Quy trình cơ bản để thiết kế công việc:

Dựa tên những yếu tố thuộc về công việc có nhiều cách khác nhau để thiết kế công việc, xong quy trình thiết kế công việc gồm những bước cơ bản sau đây:

- Đánh giá công việc hiện tại: Thiết kế công việc là có cần thiết không hay khả thi? Thảo luận về quá trình với các nhân viên và người giám sát có liên quan và cần phải có hiểu biết rõ ràng về quá trình, những thay đổi hoặc các buổi tập huấn mà họ có liên quan

Xem thêm

Nhận xét