Phương pháp học tiếng anh thiếu nhi một cách hiệu quả

Rất nhiều quý vị phụ huynh đã đặt câu hỏi làm sao học tiếng anh thiếu nhi cho hiệu quả khi muốn con em mình làm quen với tiếng anh.

Chiến lược học tiếng anh thiếu nhi.

Theo một cuộc khảo sát tại trung tâm tieng anh thieu nhi, kết quả cho thấy khi cha mẹ giúp đỡ các trẻ sau giờ lên lớp cũng như có sự phối hợp giữa thầy, cô và cha mẹ sẽ giúp cho các trẻ dễ dàng tiếp cận với tiếng anh và tỷ lệ thành công của trẻ là rất cao.

Thiếu nhi là lứa tuổi tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên, không giống với người lớn, các em tiếp thu ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em không cảm thấy khó khăn trong việc học nói tiếng anh, các em có thể bắt chước cách phát âm theo quy tắc mà các em tìm ra.

Lợi ích của việc học tiếng anh thiếu nhi từ sớm.

Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và hoàn toàn có thể vận dụng chiến lược này vào việc học tiếng anh thiếu nhi.

Trẻ nhỏ sẽ dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ khi tham gia các trò chơi hoạt động cùng người lớn. Thông qua những trò chơi trẻ nhỏ sẽ hiểu được ý nghĩa của trò chơi và tìm ra nghĩa ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.

Những em có cơ hội được học ngôn ngữ thứ hai từ khi còn nhỏ bằng chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh sẽ vận dung chiến lược này để tiếp thu dễ dàng khi học các ngôn ngữ thứ 3, thứ 4.
Bởi dường như trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì có ý thức như những trẻ lớn hay người lớn vẫn làm, các em có khả năng phát và cảm thụ ngôn ngữ, văn hóa tốt hơn.

Vì vậy việc bắt đầu học tiếng anh thiếu nhi ngay từ khi các em còn nhỏ sẽ gớp phần rất lớn vào sự phát triển, thành công khi trưởng thành.

Các giai đoạn của quá trình học tiếng anh thiếu nhi

Giai đoạn im lặng
Trước khi các em bắt đầu nói, có một giai đoạn gọi là “giai đoạn im lặng”. Các em quan sát, lắng nghe và có thể giao tiếp thông qua những biểu hiện trên gương mặt hay cử chỉ. Tương tự khi trẻ em học tiếng anh thiếu nhi cũng sẽ có giai đoạn im lặng khi mà trẻ em có thể hiểu, giao tiếp được trước khi các em thật sự nói được một từ tiếng anh nào đó.

Trong giai đoạn này, cha mẹ không nên bắt trẻ em nói chuyện với mình bằng cách lập lại các từ. Cuộc hội thoại nên diễn ra một chiều, cha mẹ nên điều chỉnh ngôn ngữ của mình theo ngôn ngữ trẻ em trong cuộc hội thội để các em có cơ hôi học tiếng anh. Bên cạnh phương pháp còn giúp kích thích việc học ngoại ngữ ở trẻ, các em sẽ sử dụng chiến lược học ngôn ngữ mà các em dùng khi học tiếng mẹ đẻ.

Giai đoạn bắt đầu nói
Sau một thời gian được tiếp xúc với tiếng anh, tùy thuộc vào tần suất các buổi học các trẻ bắt đầu nói được những từ đơn giản(“cha”, “mẹ”, “con chó”, gia đình..) hay những cụm từ ngắn(“tôi đi học”, “tôi yêu bạn”, “Đây là quyển sách” , “đó là cái gì”…) trong giao tiếp hay những câu người lớn không ngờ tới.

Trẻ đã ghi nhớ các từ và cụm từ đó, bắt chước cách phát âm chúng một cách chính xác mà không hề biết một vài từ trong số chúng được cấu thành từ nhiều từ.
Giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ học được nhiều từ hơn và dùng chúng để giao tiếp trước khi sẵn sàng tạo nên những cụm từ cho riêng mình.


Các giai đoạn học tiếng anh thiếu nhi
Giai đoạn xây dựng vốn từ
Trẻ dần dần tạo nên các cụm từ riêng bằng cách ghép một từ với một từ đã được các em ghi nhớ trong vốn từ vựng của mình (“tóc mẹ”, “tóc mẹ màu nâu”, “tóc mẹ màu nâu đen”) hay thay từ trong các cụm từ đã học(“đây là cái cặp của con”, “con muốn ăn bánh kem”). Trẻ có khả năng tạo nên những câu tiếng anh hoàn chỉnh sớm hay muộn còn tùy thuộc vào số lần các em được tiếp xúc với tiếng anh và chất lượng của những lần tiếp xúc đó.

Giai đoạn hiểu tiếng anh
Hiểu được ngôn ngữ luôn tuyệt vời hơn việc nói được ngôn ngữ đó, chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ vì các em đã quen với việc hiểu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ dựa trên những gợi ý trong văn cảnh. Trẻ có thể không hiểu hết những gì người lớn nói nhưng các em có thể nắm đươc ý chính, nghĩa là các em hiểu được một vài từ quan trọng và đoán các từ còn lại dựa vào những gợi ý trong văn cảnh. Với sự hướng dẫn và tiếp xúc thường xuyên các em sẽ sớm vận dụng được kỹ năng hiểu ý chính vào việc hiểu được các từ trong tiếng anh thiếu nhi.

Giai đoạn bực bội khi không thể diễn đạt bằng tiếng anh
Sau khi vượt qua được cảm giác lạm lẫm ban đầu của những bài học tiếng anh thiếu nhi, một số trẻ em thường có cảm giác bực bội vì không thể diễn đạt được suy nghĩ bằng tiếng anh. Một số khác lại muốn nhanh chóng nói được tiếng anh như khi học tiếng mẹ đẻ. Chúng ta có thể giúp trẻ vượt qua cảm giác bực dọc bằng cách dạy cho các em những thứ như “con có thể đếm thứ 1 đến 10” hay những câu đơn giản bằng những cụm từ có sẵn.

Phương pháp sửa lỗi
Khi trẻ mắc lỗi trong việc học tiếng anh thiếu nhi chúng ta không nên nói với trẻ rằng các em vừa mắc lỗi vì trẻ sẽ dễ cụt hứng. Mắc lỗi là một phần trong quá trình phát hiện ra những quy tắc ngữ pháp trong việc học tiếng anh thiếu nhi. Chẳng hạn, “ I doed” sẽ sớm được sửa thành “I did” nếu như trẻ nghe người lớn nhắc lại “yes, you did”, hay khi người lớn nghe trẻ nói “zee house” và họ sẽ nhắc lại là “the house”. Một khi trẻ có cơ hội nghe người lớn nhắc cho đứng những từ mà các em đọc sai, lúc đó các em sẽ tự sửa lỗi của mình.

Khác biệt về giới tính
Do sự khác nhau trong quá trình phát triển não bộ, nên việc tiếp thu và học tiếng anh thiếu nhi của bé trai và bé gái cũng không giống nhau. Trong một lớp học có cả bé trai và bé gái thì thường bé trai sẽ bị lép vế hơn so với bé gái về khả năng sử dụng ngôn ngữ bẩm sinh. Vì vậy chúng ta cần dạy các em theo cách khác với các bé gái và cũng không nên so sánh thành tích của các em với các bé gái để các em có thể phát huy hết khả năng của mình.

Môi trường học tiếng anh
Việc hoc tieng anh giao tiep sẽ trở nên đơn giản nếu chúng ta có cách dạy thích hợp kèm theo việc sự ủng hộ từ cha mẹ thông qua kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ đơn giản(điều chỉnh theo ngôn ngữ của trẻ)

Trẻ em cần có được cảm giác an toàn và biết được vì sao các em nên sử dụng tiếng anh.
Hoạt động học nên kèm theo hoạt động chơi thú vị, quen thuộc hằng ngày đối với trẻ như đọc truyện tranh tiếng anh, xem phim hoạt hình tiếng anh hay làm thức ăn với các nguyên liệu nói bằng tiếng anh.

Trong suốt hoạt động người lớn nên tường thuật tại chỗ những gì đang diễn ra và trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ đơn giản.

Các bài học tiếng anh thiếu nhi nên thú vị và tập trung vào những khái niệm đã quen thuộc với trẻ trong tiếng mẹ đẻ. Như vậy trẻ không phải học hai thứ cùng lúc, một khái niệm mới, một ngôn ngữ mới mà chỉ đơn giản là học tiếng anh để nói những thứ quen thuộc với trẻ.

Bên cạnh cũng nên có thêm những đồ vật thực tế để tăng sự hứng thú cho trẻ khi tham các các hoạt động chơi gắn liền với hoạt động học.

Tóm lại để trẻ học tiếng anh thiếu nhi một cách tốt nhất, cha mẹ nên là người đồng hành cùng trẻ trong xuyên suốt các giai đoạn nêu trên. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, tạo sự tin tưởng, an toàn cho trẻ. Giúp các em phát huy hết khả năng của mình thông qua các bài học thực tế thú vị, trong môi trường tốt nhất.


Nhận xét